Phòng thờ là một trong những không gian nội thất quan trọng của căn nhà. Với tín ngưỡng thờ ông bà của truyền thống nhân dân ta, hầu như gia đình nào cũng bố trí căn phòng này. Vậy, bố trí phòng thờ trong nhà như thế nào là hợp lý và đẹp?
Tầm quan trọng của việc thiết kế phòng thờ trong nhà
Niềm tin cùng truyền thống hiếu thuận khiến phòng thờ trở thành là nơi quan trọng trong ngôi nhà. Theo phong thủy, đây là không gian nội thất ảnh hưởng rất lớn đến tài vận, tín ngưỡng của mỗi gia đình. Đây chính là lý do việc thiết kế phòng thờ rất quan trọng. Cần thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ, không được qua loa, sơ sài. Tránh mắc phải những rủi ro không cần thiết.
Thiết kế phòng thờ sao cho đẹp, hợp phong thủy, mệnh tuổi gia chủ luôn là điều nhiều người quan tâm. Mỗi loại hình nhà ở sẽ có một cách bố trí phòng thờ khác nhau. Bất kì loại hình nhà ở nào cũng cần phải biết cách trang bị không gian này sao cho đặc biệt và trang trọng.
Thiết kế phòng thờ theo diện tích không gian nội thất
Cùng điểm qua một số kiểu thiết kế phòng thờ đẹp và phổ biến trong đời sống hiện đại. Mỗi khu vực sẽ phải lựa chọn kiểu dáng bàn thờ khác nhau. Nhằm mục đích phù hợp với diện tích sống, tạo cảm giác thoải mái nhất cho các thành viên trong gia đình.
Mẫu phòng thờ nhà nhỏ và chung cư
Diện tích những căn hộ nhỏ và căn hộ chung cư khá hạn chế. Vì thế, phòng thờ trong nhà phải thiết kế sao cho hợp lý để không gây bất tiện cho việc sinh hoạt. Người ta thường chọn bàn thờ treo tường, hợp nhất các không gian chức năng. Vừa linh hoạt lại tiết kiệm diện tích cực tốt nên đây là gợi ý hoàn hảo nhất cho gia đình.
Thông thường sẽ treo bàn thờ ở phòng khách, nằm bên trái hoặc bên phải tivi. Ngoài ra, còn có một lựa chọn khác là treo bàn thờ ở khu vực phòng ăn, phía trên bàn ăn. Để hài hòa nhất, gia chủ cần cũng nên lựa chọn kích thước bàn thờ treo tường phù hợp để đảm bảo an toàn cũng như phù hợp với không gian căn nhà.
Phòng thờ riêng có tủ thờ cho căn hộ lớn, biệt thự
Với những căn nhà rộng rãi, gia chủ nên bố trí riêng không gian thờ cúng riêng. Hoặc ít nhất phải có một khu vực để đặt tủ thờ kèm vách ngăn. Điều này vừa tạo sự trang trọng, tôn kính lại thêm riêng tư. Dễ dàng trong việc cúng kiếng và thờ tự.
Gợi ý thiết kế phòng thờ biệt thự nên chọn tủ thờ làm từ các chất liệu cao cấp. Trong đó các loại gỗ công nghiệp chất lượng hoặc gỗ tự nhiên sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất.
Các thiết kế phòng thờ tân cổ điển cũng được yêu thích bởi vẻ đẹp sang trọng. Họa tiết chạm trổ trên ở tủ thờ và trong phòng khiến không gian thêm tôn nghiêm. Ai cũng phải ấn tượng khi vừa nhìn thấy không gian nội thất trong căn nhà của bạn.
Thiết kế phòng thờ theo phong thủy
Ngoài yếu tố diện tích, mẫu mã, thiết kế phòng thờ theo phong thủy cũng là vấn đề phải được chú trọng. Điều này sẽ mang đến những điều tốt lành, may mắn cho tất cả các thành viên. Hậu vận và mọi mặt cuộc sống đều trở nên tốt đẹp hơn.
Màu sắc, thiết kế không gian nội thất hài hòa
Bàn thờ cần thể hiện được sự tôn nghiêm, ấm cúng và yên tĩnh. Tốt nhất nên sử dụng màu trầm, không sặc sỡ nhưng cũng không quá tối. Các gam màu gỗ sẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất. Vừa phù hợp với nhiều mệnh lại thể hiện được sự uy nghiêm, truyền thống thờ cúng của nhân dân Việt Nam.
Tủ thờ bằng gỗ hiện có nhiều mẫu mã, từ tone trầm đến màu vàng sáng. Đường nét đơn giản tinh tế hoặc cầu kỳ,… Tuy nhiên, mọi người hạn chế các đường hoa văn quá phức tạp. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh lau chùi.
Vị trí đặt bàn thờ
Theo phong thủy, vị trí đặt bàn thờ rất quan trọng. Trong đó bàn thờ không được đặt ở nơi đối diện cửa ra vào. Tránh gần nhà vệ sinh hay ngược với hướng nhà. Những căn nhà nhỏ, phải đặt ở không gian nội thất chung cần tránh đặt tủ thờ dưới xà nhà. Đặt ở không gian không có nắng và gió cố gắng giữ vệ sinh. Đảm bảo sự yên tĩnh, tôn nghiêm cho khu vực thờ cúng.
Nếu có thể, nên đặt hướng bàn thờ chuẩn phong thủy, dựa theo tuổi và mệnh gia chủ như sau:
- Người mệnh Đông tứ trạch: Nên đặt bàn thờ ở hướng Khảm (Bắc), Tốn (Đông Nam), Chấn (Đông), Ly (Nam).
- Người mệnh Tây tứ trạch: Nên đặt bàn thờ theo hướng Đoài (Tây), Càn (Tây Bắc), Cấn (Đông Bắc), Khôn (Tây Nam).